*Đã sao chép đường dẫn bài viết

Biện pháp phòng tránh các hiện tượng thường gặp khi sử dụng tôn Hoa Sen

2021-12-20

Xem nhanh:

i, Hiện tượng ăn mòn do ma sát

ii, Hiện tượng tôn bị mốc ố, bong rộp sơn 

iii, Hướng dẫn phòng chống rỉ sét do mạt sắt

iv, Hướng dẫn phòng tránh hiện tượng ngưng tụ hơi nước

I. Hiện tượng ăn mòn do ma sát.

- Ăn mòn do ma sát là hiện tượng hai bề mặt tiếp xúc nhau khi có sự chuyển động rung lắc tạo ra ma sát làm phá hủy một phần hoặc toàn bộ lớp mạ tại vị trí bị tác động.
+ Đối với tôn lạnh, tôn kẽm dạng cuộn, dạng tấm: Hiện tượng ăn mòn ma sát làm phá hủy 1 phần hoặc toàn bộ lớp hợp kim tạo ra các chấm đen li ti (hạt mè) xuất hiện theo chu kỳ hoặc đối xứng cả 2 mặt (thông thường thường dạng tấm tập trung tại vị trí giữa hai khổ tôn và 2 bên biên tôn). Mật độ xuất hiện các chấm đen sẽ giảm dần vào trong cuộn.
Hình 1.1 Ăn mòn do ma sát trên tôn kẽm, tôn lạnh
+ Đối với tôn lạnh màu dạng cuộn, dạng tấm: Hiện tượng ăn mòn do ma sát làm phá hủy màng Sơn và 1 phần hoặc toàn bộ lớp hợp kim tạo ra Các chấm li ti (hạt mè) trên bề mặt. Các chấm li ti này tạo thành từng đốm xuất hiện theo chu kỳ và đối xứng 2 mặt, thường tập trung ở giữa khổ và 2 bên biên tôn. Mức độ ảnh hưởng giảm dần vào trong cuộn và liên quan đến 1 vòng cuộn tôn.
 
Hình 1.2 Ăn mòn do ma sát trên bề mặt tôn màu
+ Đối với các tấm tôn đã cán thành phẩm, các đốm đen này thường xuất hiện tại vị trí tiếp xúc với thanh đỗ, pallet hoặc trên các cánh sóng dương.
Hình 1.3 Ăn mòn do ma sát trên bề mặt thành phẩm

1. Ảnh hưởng của ăn mòn do ma sát

+ Tôn màu: Lớp Sơn bị tróc thành chấm li ti, hầu hết các trường hợp lớp mạ hợp kim chưa bị tác động. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm.
+ Tôn lạnh, tôn kẽm: Lớp phủ Antifinger, lớp phủ cromic và lớp mạ bị phá hủy. Trường hợp xảy ra trong một khoảng thời gian vận chuyển dài, lớp mà có thể bị phá hỏng nặng ảnh hưởng tới độ bền sử dụng.

2. Nguyên nhân

- Hiện tượng ăn mòn do ma sát xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
+ Cuộn tôn, chồng tôn tấm bị va đập, rung lắc mạnh do không được cố định cẩn thận trong quá trình vận chuyển.
+ Vận chuyển quá tải trọng: Cuộn tôn chất chồng quá quy định, tôn tấm chồng quá nhiều lớp. Một số yếu tố khác không trực tiếp gây ra lỗi nhưng có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh lỗi: động cơ xe tải lớn, tàu, thuyền gây ra sự rung động biên độ thấp trong quá trình vận chuyển.

3. Biện pháp khắc phục

+ Đối với tôn dạng cuộn:
Vận chuyển hàng hóa đúng quy trình đóng tải trọng.
Đảm bảo Cuộn tôn được để ngay ngắn và cố định chắc chắn khi vận chuyển (đặc biệt là vận chuyển đường dài).
Nhân viên vận hành cuộn tôn phải đúng cách nâng hạ cẩu nhẹ nhàng để tránh tôn bị va đập).
+ Đối với chồng tôn tấm:
Cố định thật chặt các tấm tôn xếp chồng lên nhau để ngăn chặn sự trượt và rung động trong suốt quá trình vận chuyển.
Không chất chống quá nhiều tấm tôn lên nhau gây quá tải.
Có thể lót các vật liệu êm, mềm giữa các tấm tôn hoặc giữa tấm tôn và thanh pallet để hạn chế SỰ ma sát.
Khi cán sóng, điều chỉnh khe hở giữa các con lăn cho phù hợp với từng độ dày tốn để con lăn không giết hay phá hủy lớp bảo vệ anti finger hay lớp mạ (kẽm/nhôm kẽm/mạ màu).
Khi đóng gói các tấm tôn, sử dụng các thanh pallet gỗ sạch và được hun trùng, đóng gói kín và cẩn thận các tấm tôn để ngăn ngừa các tạp chất ngoài làm bẩn và tăng ma sát giữa các tấm tôn.
Khuyến cáo: Trường hợp khách hàng mua tôn để sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao như (Lò đốt, sấy, nung), trong môi trường có độ ẩm cao hay các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... thì khách hàng nên liên hệ với Hoa Sen Group để được tư vấn thêm.
Lưu ý: Trước khi đưa vào sử dụng, nếu khách hàng phát hiện tôn có dấu hiệu bị lỗi, đề nghị khách hàng ngong sản xuất & báo ngay cho đơn vị bán hàng hoặc gọi trực tiếp về Hoa Sen Group.

II. Hiện tượng tôn bị mốc ố, bong rộp sơn

Hình 1.1 Vết ố trên tôn cuộn, tôn tấm
+ Đối với tôn lạnh, tôn kẽm: Bề mặt tôn có hiện tượng bị mốc ố trắng hoặc mốc ố đen, hai mặt tiếp xúc có tình trạng giống nhau, loang thành vùng.
Hình 1.2 Ố mốc tôn tấm & xà gồ
+ Đối với tôn màu: Bề mặt tôn có hiện tượng bong rộp sơn, hai mặt tiếp xúc có tình trạng giống nhau, mặt sơn lưng thường bị nặng hơn sơn mặt chính, bị loang thành vùng.
Hình 1.3 Bong rộp sơn trên tôn cuộn
Hình 1.4 Bong rộp sơn trên tôn tấm

1. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vận chuyển hoặc bảo quản không tốt làm cho các sản phẩm tôn bị dính nước. Sau đó, hiện tượng mao dẫn sẽ khiến nước len lỏi vào giữa các bề mặt tôn và nằm lại, kết hợp với nhiệt độ cao sẽ gây mốc ố hoặc bong rộp sơn.
 
Hình 2.1 Vận chuyển và bảo quản tôn không tốt

2. Ảnh hưởng của tôn mốc ố, bong rộp sơn

- Đối với các sản phẩm tôn khi bị dính nước nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra hiện tượng mốc ố hoặc bong rộp sơn. Nghiêm trọng hơn sẽ gây ra rỉ sét, lâu ngày dẫn đến lủng tôn tại các vị trí bị ảnh hưởng.
Hình 3.1 Tôn bị rỉ sét tại vị trí bị ảnh hưởng

3. Cách xử lý

+ Đối với tôn cuộn: Khi phát hiện bị dính nước cần phải lau khô bề mặt hoặc tiến hành gia công và đưa vào sử dụng ngay.
+ Đối với thành phẩm: Khi phát hiện bị dính nước cần phải lau khô bề mặt và tiến hành thi công lắp đặt. Nếu chưa kịp thời thi công thì xếp chồng sao cho thông thoáng và để nơi khô ráo.
*Lưu ý: Trường hợp dính nước lâu ngày gây mốc ố, bong rộp Sơn nặng thì cần tính đến phương án thay thế.

4. Biện pháp phòng tránh

- Tôn luôn được lưu giữ trong nhà, kho phải khô ráo, thông thoáng. Các sản phẩm tôn đều phải bọc bằng giấy chống thấm nước và đặt cách nền nhà (từ 10 – 30 cm) nhằm tránh tình trạng bị ướt.
Hình 5.1 Tôn được lưu trữ đúng cách trong nhà kho
Nơi lưu trữ không bị dột, không đọng nước.
Không lưu trữ cuộn tôn, tôn tấm/ xà gồ trong môi trường ẩm ướt, ngập nước, hóa chất hơi mặn (muối, nước biển...). Khi vận chuyển ngoài trời phải che phủ bạt kỹ lưỡng để tránh mưa
Hình 5.2 Dùng bạt để che phủ tôn kĩ
Khuyến cáo: Không được để các sản phẩm tôn ở ngoài công trườngn ngoài trời quá lâu dù đã được gói lại, nên sử dụng trước 12 tiếng sau khi mang ra công trường.

III. Hướng dẫn phòng chống rỉ sét do mạt sắt

1. Mạt sắt là gì?

Mạt sắt là các hạt vụn sinh ra do quá trình cắt, khoan, mài tôn hoặc các vật liệu kim loại khác.
Hình 1.1 Mạt sắt sinh ra do cắt và khoan tôn

2. Rỉ sét do mạt sắt trông như thế nào?

- Rỉ sét do mạt sắt là những vùng nhỏ li ti màu nâu đỏ, do mạt sắt bị oxi hóa thành oxi sắt và bám vào mái tôn.
Hình 2.1 Rỉ sét trên tôn màu và tôn lạnh
Vị trí và mật độ phân bố của các hạt mạt sắt trên mái tôn phụ thuộc vào vị trí cắt tôn, khoan tôn, hướng gió...

3. Ảnh hưởng của mạt sắt đến mái tôn

- Các hạt mạt sắt sẽ bám vào bề mặt tôn và sau vài ngày sẽ gây ra hiện tượng rỉ sét, thường tập trung tại vị trí sóng âm.
- Hầu hết trong các trường hợp, mạt sắt chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ của mái tôn. Tuy nhiên, khi các hạt mạt sắt tập trung với mật độ cao và Cục bộ tại một số vị trí, sau một thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng ở sét nặng làm giảm tuổi thọ của sản phẩm,
Lưu ý: Các rác thải kim loại còn sót lại trên mái nhà sau khi thi công như đinh vít, bu lông,... thì lâu ngày cũng sẽ gây ra hiện tượng rỉ sét trên mái tôn.

4. Làm gì để phòng tránh rỉ sét do mạt sắt?

- Việc bắn vít để cố định mái tôn luôn sinh ra mạt sắt.
Vì vậy, nhà thầu thi công phải vệ sinh mái tôn vào mỗi cuối ngày và ngay sau khi công trình hoàn thành để đảm bảo tất cả mọt sắt và rác thải kim loại (đinh vít, bu lông,...) được loại bỏ hoàn toàn khỏi bề mặt tôn
Nên sử dụng dụng cụ cắt tôn phù hợp như kéo cắt Kéo cắt tôn Kéo cắt điện cầm tay tôn, kéo cắt điện cầm tay.
Hình 4.1 Dùng kéo cắt hoặc kéo cắt điện để cắt tôn
Tuyệt đối không dùng máy cắt cầm tay gắn đá cắt, đá mài để cắt, mài tôn hoặc các vật liệu kim loại khác trên mái tôn vì sẽ sinh ra một sắt gây ảnh hưởng đến mái tôn.
Hình 4.2 Không dùng máy cắt đá cắt để cắt tôn
Nên đo đạc mái nhà một cách chính xác và tiến hành cắt tôn đúng kích cỡ tại nhà máy bằng máy cắt chuyên dụng. Nếu phải cắt tôn tại Công trình, nên thực hiện việc cắt tôn dưới mặt đất và mặt chính đặt hướng xuống dưới nhằm hạn chế bị mạt sắt bám vào
Khuyến cáo: Nên kiểm tra mái tôn nhà bạn sau khi thi công khoảng 1 đến 2 tuần để phát hiện rỉ sét do mạt sắt gây ra và xử lý kịp thời nếu có.
Đảm bảo vệ sinh loại bỏ hoàn toàn mới sắt sau khi lắp dựng công trình là trách nhiệm của nhà thầu thi công.

5. Cách xử lý vết rỉ sét do mạt sắt

- Nếu phát hiện có các vết rỉ sét do mạt sắt trên mái tôn nhà bạn, hãy liên hệ nhà thầu thi công đến và khắc phục vấn đề trên.
Một số biện pháp xử lý vết rỉ sét do mạt sắt:
+ Đối với tôn lạnh, tôn kẽm: Dùng nước và bàn chải nylon để tách bỏ mạt sắt bám trên mái tôn. Sau đó quét, súc rửa, hút mại hoặc thổi mạnh để loại bỏ hoàn toàn mạt sắt khỏi mái tôn.
+ Đối với tôn màu: Dùng nước và vải mềm để tách bỏ mạt sắt bám trên mái tôn, có thể dùng nước rửa chén để gia tăng hiệu quả loại bỏ mạt sắt. Sau đó quét, súc rửa, hút mật hoặc thổi mạnh để loại bỏ hoàn toàn mạt sắt khỏi mái tôn.
Nếu lớp sơn và lớp mạ hợp kim bị hư hỏng nghiêm trọng thì phải tính đến phương án sơn phủ thích hợp hoặc thay thế tấm tôn bị ảnh hưởng.
Lưu ý: Việc vệ sinh cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm hư hại quá mức bề mặt tôn dẫn đến phá hủy lớp son hoặc kép mạ kim loại.
Việc khắc phục sẽ không thể đưa tâm hồn về lại nguyên trạng, vì vậy hãy giám sát nhà thầu thi công để đảm bảo không phát sinh rỉ sét mạ sốt trên mái tôn nhà bạn.

IV. Hướng dẫn phòng tránh hiện tượng ngưng tụ hơi nước

1. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước

- Hiện tượng ngưng tụ hơi nưóc dưới bề mặt tôn hay còn gọi là tôn “đổ mồ hôi” là hiện tượng mặt dưới tấm tôn bị đọng những giọt nước, thường xuất hiện vào lúc sáng sớm, trong và sau Cơn mưa, tại những nơi có độ ẩm không khí cao như khu vực tập trung nhiều cây cối hoặc gần Sông, ngòi, kênh, rạch...
Hình 1.1 Hiện tượng ngưng tụ hơi nước ở tôn
Trong các tháng đầu năm hoặc các tháng mùa mưa cũng thường xuyên phát sinh hiện tượng tôn “đổ mồ hôi”.

2. Nguyên nhân tôn “đổ mồ hôi”

- Hiện tượng tôn “đổ mồ hôi” xảy ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt tấm tôn và không khí ẩm bên dưới. Vào sáng sớm hoặc sau cơn mưa, nhiệt độ môi trường ngoài thấp sẽ khuếch tán nhiệt vào tấm tôn khiến nhiệt độ tấm tôn giảm xuống. Khi đó, không khí ẩm xung quanh tấm tôn sẽ ngưng tụ thành những giọt nước và đọng ở mặt dưới tấm tôn.
Ví dụ: Khi ta đặt ly nước đá lạnh trên mặt bàn thì một lúc sau Xung quanh bề mặt ly sẽ xuất hiện các giọt nước li ti.

3. Ảnh hưởng của tôn “ đổ mồ hôi”

- Hiện tượng tôn “đổ mồ hôi” chủ yếu là các giọt nước nhỏ lấm tấm bảm dưới bề mặt tôn, sau một thời gian sẽ bay hơi hết. Trong một số trường hợp cá biệt, các giọt nước đủ lớn và rơi xuống phía dưới gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra hiện tượng tôn "đổ mồ hôi" còn phát sinh một số vấn đề sau:
+ Đối với tôn màu: Gây ra hiện tượng “bám bụi”: Các giọt nước sẽ hấp thu bụi bẩn trong môi trường. Trải qua ngày dài nắng nóng, nhiệt độ tấm tôn tăng cao làm bay hơi các giọt nước để lại bụi bẩn bám vào mái tôn. Việc này được lặp đi lặp lại ngày qua ngày sẽ dần dần tích tụ một lượng bụi bẩn lớn và tạo ra các vết đen trên bề mặt tấm tôn. Các vết đen không được vệ sinh lâu ngày sẽ có khả năng gây rỉ sét hư hỏng tôn.
Hình 3.1 Ảnh hưởng của đổ mồ hôi trên tôn màu
+ Đối với tôn lạnh: Gây ra hiện tượng “đốm đen”: Ngoài ảnh hưởng bám bụi theo cơ chế như tôn màu. Nếu môi trường xung quanh có các tác nhân có tính kiềm như xỉ măng, vôi, nguồn nước... chúng sẽ hòa vào không khí ẩm và ngưng tụ làm oxi hóa bề mặt lớp mạ hợp kim. Các vết oxi hóa này có màu đen và không thể tẩy được. Thông thường, hiện tượng đốm đen chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Hình 3.2 Ảnh hưởng của đổ mồ hôi trên tôn lạnh

 4. Cách xử lý tôn “ đổ mồ hôi”

- Để khắc phục tình trạng hôn “đổ mồ hôi", bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
+ Vệ sinh sạch bề mặt tấm tôn, sau đó sử dụng màng ngăn hoi (bao gồm: bông cách nhiệt, giấy nhôm phản xạ) để ngăn cản không khí nóng ẩm tiếp xúc với mặt dưới tấm tôn.
Hình 4.1 Sử dụng màng ngăn hơi cách nhiệt
+ Gắn quạt hút, thông gió tạo môi trường thông thoáng để đối lưu không khí, làm giảm nhiệt độ và độ ẩm cho mái tôn.
Hình 4.2 Sử dụng quạt hút tạo môi trường thông thoáng

5. Phương pháp ngăn ngừa

+ Sử dụng la – phông hay các tấm cách ẩm, cách nhiệt.
+ Sử dụng hệ thống quạt hút, thông gió.
Hình 5.1 sử dụng la – phông, tấm cách ẩm, cách nhiệt
+ Tạo môi trường thông thoáng xung quanh mái tôn
Lưu ý để tránh hiện tượng đốm đen trên tôn lạnh: Quá trình trộn vữa xi măng, trát tường sẽ giải phóng một lượng lớn hơi ẩm có tính kiềm vào không khí, vì vậy khuyến cáo:
+ Không trộn vữa xi măng dưới mái tôn
+ Trường hợp lợp mái trước khi trát tường, nên che chắn mặt dưới tôn cẩn thận để ngăn nước, hơi xi măng, vôi, sơn tường bám vào.
 
Sao chép
ton-hoa-sen
ton-hoa-sen

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
Địa chỉ trụ sở chính
Số 9, Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp Sóng Thần II, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Văn phòng đại diện:
183 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Email: banhangtructuyen@hoasengroup.vn
Hotline: 1800 1515


YoutubeFacebookZaloTiktok
icon home